Màu sắc Tía Hán và lam Hán

Azurit là chất màu lam tự nhiên duy nhất ở Trung Hoa cổ đại. Người Trung Hoa cổ đại dường như không sử dụng chất màu tía tự nhiên và là những người đầu tiên phát triển chất màu tía tổng hợp.[3]

Lam Hán trong dạng tinh khiết của nó, như tên gọi gợi ý, có màu xanh lam. Tía Hán trong dạng tinh khiết của nó thực sự có màu lam sẫm, gần với màu chàm điện. Nó là màu tía theo cách thức được sử dụng trong tiếng Việt thông tục, nghĩa là màu nằm giữa đỏlam. Tuy nhiên, nó không phải là màu tía theo cách thức được sử dụng trong lý thuyết màu, nghĩa là màu không quang phổ nằm giữa đỏtím trên 'vạch tía' trong biểu đồ sắc độ CIE. Có lẽ tên gọi chính xác nhất để chỉ màu này nên là 'chàm Hán', mặc dù nó cũng có thể được coi như là sắc thái sáng của màu lam sẫm (phân loại lam sẫm như là một màu chứ không phải là chất màu).

Màu tía được nhìn thấy trong các mẫu vật màu tía Hán được tạo ra nhờ sự có mặt của đồng(I) oxit (Cu2O) màu đỏ được hình thành khi chất màu tía Hán phân hủy (đỏ và lam phối trộn tạo ra tía).[4] Sự phân hủy chất màu tía Hán để tạo ra đồng(I) oxit là:[5]

3 BaCuSi2O6 → BaCuSi4O10 + 2 BaSiO3 + 2 CuO

Với nhiệt độ cao hơn 1.050 °C thì CuO đồng(II) oxit phân hủy thành đồng(I) oxit:[5]

4 CuO → 2 Cu2O + O2